GPIO Pins

Vi điều khiển tương tác với thế giới bên ngoài thông qua các chân GPIO (General Purpose Input Output Pins).

Các chân GPIO được nối với các thiết bị cảm biến để theo dõi, đo đạc môi trường bên ngoài hoặc thiết bị điều khiển đóng ngắt như bật tắt đèn, loa, động cơ.

Như vậy, khi nói đến các nền tảng phần cứng, bên cạnh sức mạnh của vi điều khiển (tốc độ và bộ nhớ) thì số chân GPIO là hết sức quan trọng vì nó đem lại khả năng mở rộng của thiết bị.

Bảng dưới đây là so sánh về GPIO Pins của Arduino Uno, Esp8266, Esp32 và Raspberry Pi

Digital Pin

Digital pin là các chân có trạng thái 0 hoặc 1, dùng để theo dõi trạng thái đầu vào dạng bật tắt như là nút nhấn (ví dụ khi nút được nhấn thì pin có giá trị 1, còn khi không nhấn là 0) hay điều khiển thiết bị khác (như điều khiển bật tắt đèn led).

Analog Pin

Là các chân có giá trị nằm trong một dải rộng thay vì chỉ có 0 với 1 như digital pin, dùng để thu thập tín hiệu từ các cảm biến như độ sáng ngoài trời hay độ ẩm của đất. Giá trị của các cảm biến này truyền về analog pin thông qua bộ chuyển đổi Analog-Digital-Converter (ADC) là một số trong dải số nhất định (ví dụ 0 đến 1023 đối với ADC 10 bit hoặc 0-4095 với ADC 12 bit) thể hiện trạng thái của môi trường đang được theo dõi (ví dụ 0 là đất khô và 1023 là đất được tưới đầy nước).

Power Pin

Ngoài các chân digital và analog, các chân nguồn power pin dùng để cấp nguồn cho thiết bị. Power pin gồm ít nhất 2 chân:

  1. Cực dương (VCC): Tùy thuộc vào nguốn cấp sẽ có điện áp khác nhau, phổ biến nhất là 5V và 3.3V
  2. Cực âm hay còn gọi là mass hay GND (ground)

results matching ""

    No results matching ""